logo-website
Hotline: Ds. Quý Nhứt 0905.225.131
MỘT CHỮ TÍN, VẠN NIỀM TIN, YẾN SÀO QUÝ NHỨTCHẤT LƯỢNG TỐT NHỨT, GIÁ TỐT NHỨT - www.yensaoquynhut.com - NHA TRANG-KHÁNH HÒA-HOTLINE: 0905225131

Tiểu đường hay đái tháo đường là một nhóm các bệnh mãn tính khó đem lại gánh nặng cho gia đình và xã hội

Tên y học: Diabetes meullitus hay diabetes
Tiểu đường hay đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa làm cho bệnh nhân có lượng đường trong máu cao hơn người bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (một loại hormone do tuyến tụy tiết ra với tác dụng chuyển hóa carbonhydrate) hoặc do các tế bào không đáp ứng được với lượng hormone insulin sản sinh ra.

tieuduong1-7790-1440742410

Độ tuổi chịu ảnh hưởng

Tiểu đường tuýp 1: Hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cần điều trị bằng insuline mới có cơ hội sống. Tiểu đường tuýp 2: Thường gặp ở người trên 40 tuổi.

Giới tính

Bệnh tiểu đường gặp ở mọi lứa tuổi, nam cũng như nữ. Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh. Bệnh thường gặp ở người béo mập, ít lao động, sống ở đô thị.

Mức độ phổ biến

Tiểu đường đứng thứ 6 trong top nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Bệnh đang gia tăng toàn cầu, trở thành một trong những thách thức lớn đối với y tế. Khoảng 382 triệu người đã mắc bệnh, kèm theo những biến chứng gây tàn tật.

Thuốc kháng sinh tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu mới đây gây sốc khi phát hiện ra việc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường
pills-601271-1904-1440822336.jpg

Ảnh: Express.

Các nhà khoa học đã vô cùng sốc khi biết được mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và số lần bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh. Những người dùng nhiều kháng sinh vượt quá quy định trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đến 53% so với những người dùng chỉ một lần hoặc không dùng.

Các nhà nghiên cứu ở Đan Mạch theo dõi 170.404 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và 1,3 triệu người không có bệnh. Họ nhận thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất ở những loại thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn.

Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Kristian Mikkelsen ở Bệnh viện Gentofte tại Hellerup, Đan Mạch, cho biết: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy những người có bệnh tiểu đường tuýp 2 đã sử dụng nhiều kháng sinh lên đến 15 năm, trước khi chẩn đoán bệnh so với người khỏe mạnh. Mặc dù chúng ta không thể kết luận luật nhân - quả trong nghiên cứu này nhưng những phát hiện đã cho thấy thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2".

Tiến sĩ Mikkelsen nói, vẫn cần phải nghiên cứu thêm vì kháng sinh chính là cách điều trị chính bệnh nhiễm trùng trong hơn 60 năm qua.

Bệnh tiểu đường là một trong những thách thức lớn nhất đối với việc điều trị và chăm sóc sức khỏe hiện nay khi tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng trên toàn cầu. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất, chiếm 90-95 % các trường hợp mắc bệnh.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism.

Dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường

Các dấu hiệu cảnh báo có thể rất mờ nhạt mà bạn không để ý như thường đói và mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát, nhìn mờ, miệng khô ngứa da...

Với tiểu đường tuýp 1, biểu hiện bệnh thường xảy ra rất nhanh, chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tiểu đường tuýp 2.

Biểu hiện chung

Cả tiểu đường tuýp 1 và 2 có một số dấu hiệu cảnh báo tương tự nhau như:

Đói và mệt mỏi:

Cơ thể chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành đường glucose - cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, để các tế bào hấp thụ được glucose thì cần có insulin.

Nếu cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc các tế bào kháng với loại insulin cơ thể sản sinh thì đường glucose không thể được hấp thụ vào và bạn sẽ không có năng lượng. Điều này khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy đói mà mệt mỏi.

tieuduong1-7790-1440742410.jpg

Đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát

Trung bình một người thường đi tiểu 4-7 lần trong cả một ngày, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường số lần tiểu thường nhiều hơn.

Lý do là bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn, do đó đi tiểu nhiều hơn. Bởi vì đi tiểu quá nhiều lần nên bạn cảm thấy khát nước. Khi đó, càng uống nhiều nước, bạn càng đi tiểu nhiều.

Miệng khô và ngứa da

Da ngứa là kết quả của việc da bị khô, cơ thể không đủ nước vì mất ra ngoài do đi tiểu nhiều lần. Mất nước cũng khiến bạn thấy khô miệng.

Nhìn mờ

Glucose máu cao có thể khiến thủy tinh thể sưng lên, thay đổi hình thái khiến mắt mất khả năng tập trung. Hậu quả là bạn có cảm giác nhìn mờ.

Biểu hiện khác của bệnh tiểu đường tuýp 2

Những dấu hiệu này thường xuất hiện sau một thời gian dài bạn bị đường máu cao.

Nhiễm nấm

Điều này xảy ra ở cả hai giới khi mắc bệnh tiểu đường. Nấm có thể phát triển ở bất cứ vùng da nhiều nếp gấp ấm ấp, ẩm như kẽ ngón tay và chân; dưới vú, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.

Lâu lành vết thương

Theo thời gian, lượng đường cao trong máu ảnh hưởng đến dòng chảy của máu và gây tổn hại đến các mạch máu. Điều này khiến các vết sẹo, cắt trên cơ thể lâu liền.

Chân hoặc bàn chân bị đau, tê

Đây cũng là hậu quả do tổn thương dây thần kinh.

Dấu hiệu khác của tiểu đường tuýp 1

Giảm cân đột ngột

Khi cơ thể không thể sinh năng lượng từ thức ăn, nó sẽ lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Vì thế, bạn có thể giảm cần ngay cả khi không thay đổi chế độ ăn.

Buồn nôn và nôn

Khi chất béo bị phân giải để tạo năng lượng thì cơ thể sẽ tạo ra một chất mới là ketone. Quá trình tích tụ chất này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng là nhiễm toan xeton. Điều này khiến bạn thấy buồn nôn, nôn.

Khi nào nên đi khám

Nếu ở tuổi hơn 45 và có nguy cơ mắc tiểu đường, bạn nên đi kiểm tra đường huyết. Phát hiện sớm bệnh có thể giúp bạn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thần kinh…

Vì thế, bạn hãy đi khám nếu:
- Cảm thấy khó chịu ở bụng, người yếu và rất khát nước

- Tiểu nhiều

- Thở sâu và nhanh hơn bình thường

- Hơi thở có mùi như chất tẩy sơn móng tay

Bác sĩ Trần Viết Thắng
Khoa Nội tiết
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
             
                                                 






 
Các tin khác
«   12345  »
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Đăng ký nhận tin hoặc tư vấn
Hotline: Ds. Quý Nhứt 0905.225.131
Hotline
Hotline
Icon Messenger
Facebook